
NGUỒN HÌNH ẢNH,NMH
Sự việc gây quan tâm của dư luận kể từ khi một vài báo chính thống của nhà nước đăng bài giải thích lý do hủy show diễn vào ngày 24/9 nhưng đã gỡ bỏ bài ngay sau đó.
Tuy nhiên cư dân mạng nhanh chóng chia sẻ thư của Nhà Hát Lớn gửi công ty tổ chức đêm diễn nói lý do “lùi lịch biểu diễn sang thời gian khác phù hợp” là vì “cắt điện để kiểm tra vì mục đích an toàn”.
Trên Facebook cá nhân, cây bút Trương Huy San, còn được biết đến dưới bút danh Huy Đức, có bài viết “Nhân trường hợp ca sĩ Khánh Ly“.
Bài viết có đoạn mô tả việc tác giả tự hỏi rằng “dù những người ra quyết định có bất chấp pháp lý và đạo lý tới đâu, không lẽ họ không nghĩ đến những tổn thất của nhà tổ chức.
“Đã 3 tháng kể từ khi Khánh Ly hát “Dấu Chân Địa Đàng” và “Gia Tài Của Mẹ” [xin không bình luật việc cấm những bài hát này là đúng hay sai]nếu chính quyền tin vào tính chính danh của mình, cứ thẳng thừng từ chối cho bà hát.
“Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước,” tác giả Huy Đức viết.

Tác giả dùng các “sự cố” này để bàn tới thực trạng tùy tiện khi ra quyết định của nhà chức trách bất chấp điều ông gọi là “hậu quả kinh tế” xảy ra đối với “những người thấp cổ bé miệng” và bao gồm cả báo chí nhà nước hay ông gọi là “công cụ của Chế độ”.
“Đường lối hay chính sách cho dù rất lý tưởng mà chỉ chăm bẵm vào mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền, không cân nhắc người dân được mất thế nào thì cho dù khẩu hiệu cao cả tới đâu, nước cũng sẽ kiệt quệ và dân tình thì khốn nạn,” cây bút Huy Đức kết luận.
Một nhà quan sát khác thường sử dụng mạng xã hội để bàn tới các chủ đề xã hội quan tâm vào ngày 25/9 cũng đã có ý kiến về việc này.
Võ sư Đoàn Bảo châu chỉ trích thư của Nhà Hát Lớn “không thèm có một câu xin lỗi tới đối tác” khi cơ quan thuộc Bộ Văn Hóa này ra “cái thông báo lãng xẹt là cần phải hoãn biểu diễn vì cắt điện, xử lý thiết bị điện cao thế”.
“Nếu vì cái bài hát “Gia Tài Của Mẹ” hay một bài nhạy cảm nào đấy thì từ chối ngay từ đầu để ca sỹ và cơ quan tổ chức biểu diễn không bị thiệt hại, còn nếu không muốn ca sỹ hát bài ấy thì nêu điều kiện rõ ràng khi thoả thuận.
“Tại sao lại có cái ứng xử đểu giả, cửa quyền, độc đoán, bẩn và bất lương như vậy? Khi người ta ứng xử văn minh, cao thượng và tử tế thì đến kẻ thù cũng còn phải kính trọng cơ mà, đằng này!,” ông Đoàn Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân.
Cũng trên Facebook cá nhân, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên dùng thơ để “hỏi chuyện Nhà Hát Lớn Hà Nội”.
“Này Nhà Hát Lớn, tôi hỏi ri
Cớ sao sửa điện tối hôm ni
Cả năm cả tháng đèn vẫn sáng
Bỗng dưng tắt phụt cuộc Khánh Ly.
“Này Nhà Hát Lớn, tôi hỏi ri
Lời ca điệu nhạc tội tình gì
Nếu không cho hát thiếu gì cách
Bày trò điện đóm tối ngu si….,” nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội viết.

NGUỒN HÌNH ẢNH,PHAM XUAN NGUYEN
Leave a Reply