Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

Nhân viên ngân hàng đếm đồng đôla Mỹ tại một ngân hành ở Hà Nội, ngày 12/08/2015.
Nhân viên ngân hàng đếm đồng đôla Mỹ tại một ngân hành ở Hà Nội, ngày 12/08/2015.

Hôm 27/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đang nỗ lực tăng cường dự trữ ngoại hối bằng cách mua thêm đôla Mỹ, sau khi buộc phải bán một lượng lớn đôla Mỹ hồi đầu năm nay để hỗ trợ đồng tiền trong nước, theo Reuters.

“Đã có những tín hiệu tích cực trên thị trường ngoại hối cho phép ngân hàng trung ương tiếp tục mua ngoại tệ”, phó thống đốc Đào Minh Tú nói trong một cuộc họp báo hôm 27/12, nhưng không nêu chi tiết.

Việt Nam không thường xuyên công bố thông tin về quy mô dự trữ ngoại hối của mình. Cuối năm 2021, nước này đưa ra con số dữ trữ ngoại hối ở mức 100 tỷ đôla.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đầu năm nay buộc phải bán một lượng lớn USD ra thị trường để hỗ trợ tiền đồng Việt Nam (VND), vốn đã xuống mức thấp kỷ lục trong những tháng gần đây do dòng vốn chảy ra ngoài khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ liên tục tăng lãi suất lên để kìm chế lạm phát.

Các nhà phân tích thị trường cho biết NHNN đã bán ra trị giá khoảng 20 tỷ USD.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh và thặng dư thương mại lớn trong năm nay đã giúp làm chậm đà suy yếu của tiền đồng Việt Nam, vốn đã mất giá khoảng 3% trong năm nay so với đồng USD.

Ông Tú cũng cho biết tỷ lệ lạm phát sẽ ở mức dưới 4% vào năm 2022 và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được kiểm soát.

Trong một tuyên bố trước đó cũng hôm 27/12, NHNN cho biết sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để giữ lạm phát ở mức 4,5% trong năm tới, hướng tới mục tiêu “ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng”.

Hoạt động cho vay của các ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 21/12 đã tăng 12,87% so với cuối năm ngoái.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào đầu tháng này đã nâng mức trần tăng trưởng tín dụng 14% cho hệ thống ngân hàng trong năm nay lên thêm 1,5 đến 2,0 điểm phần trăm, sau cuộc khủng hoảng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và thị trường tài chính.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á, được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu mạnh mẽ, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội được dự báo là 8% trong năm nay.

Quốc gia Đông Nam Á này được dự báo sẽ ghi nhận thặng dư thương mại 11 tỷ USD trong năm nay.

Hôm 27/12, Chính phủ Việt Nam cho biết dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến sẽ lên đến 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm ngoái.

Share.

Leave a Reply