Saturday, April 27 Bitcoin là gì? Có nên đầu tư vào bitcoin hay không?

 

Hải Quân Mỹ vớt một phần của khinh khí cầu Trung Quốc ngoài khơi bãi biển Myrtle Beach, bang South Carolina. Ảnh ngày 07/02/2023.
Hải Quân Mỹ vớt một phần của khinh khí cầu Trung Quốc ngoài khơi bãi biển Myrtle Beach, bang South Carolina. Ảnh ngày 07/02/2023. AP – Nell Redmond

Bốn hôm sau khi cho bắn hạ chiếc khinh khí cầu Trung Quốc bay qua không phận Hoa Kỳ, ngày 08/02/2023, Washington khẳng định trong những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai cả một “phi đội” khinh khí cầu trên khắp thế giới với mục đích do thám.

Trên chiếc phi cơ đưa tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm bang Wisconsin, phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã tuyên bố với giới báo chí : “Khinh khí cầu của Trung Quốc đã được nhìn thấy tại các quốc gia trên năm châu lục, những nước mà Bắc Kinh đã xâm phạm chủ quyền”.

Washington cho biết đã thảo luận với các đồng minh và đối tác về các hoạt động gián điệp đó của Trung Quốc. Vụ xâm nhập không phận Mỹ vừa rồi không phải là vụ đầu tiên. Trước đó, khinh khí cầu Trung Quốc ít nhất đã ba lần xâm nhập lãnh thổ Mỹ, : hai lần dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, và một lần vào đầu nhiệm kỳ của tổng thống Joe Biden.

Nhật báo Mỹ The Washington Post, dẫn lời các quan chức Mỹ xin giấu tên, cho biết một phần chương trình gián điệp này của Trung Quốc được chỉ đạo từ đảo Hải Nam, và khinh khí cầu do thám đã được sử dụng để giám sát các cơ sở quân sự ở Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan.

Sự tồn tại của cả một “phi đội” khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã được ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu bật trong cuộc họp báo chung với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua.

Từ Miami, thông tín viên RFI David Thomson tường trình:

Trước khi công bố rộng rãi thông tin đó, Hoa Kỳ đã báo trước cho hàng chục quốc gia đồng minh, những nước mà lãnh thổ có khả năng bị đội khinh khí cầu do thám Trung Quốc này bay qua, giống như chiếc bị phát hiện vào tuần trước ở trên bầu trời bang Montana và bị một chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ trên biển hôm thứ Bảy 04/02.

Trong cuộc họp báo sau cuộc tiếp xúc với tổng thư ký NATO ở Austin, bang Texas, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken khẳng định: “Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất (của Trung Quốc). Chương trình rộng lớn đó đã vi phạm chủ quyền của một số quốc gia và trên 5 châu lục”.

Về phần mình, ông Jens Stoltenberg bày tỏ lo ngại của các quốc gia khối NATO trước sự gia tăng hoạt động gián điệp của Trung Quốc được ghi nhận tại châu Âu, dù là bằng vệ tinh hay thông qua mạng internet.

Gần như cùng một lúc với ngoại trưởng Mỹ ở Austin, tại Washington, Lầu Năm Góc khẳng định vụ khinh khí cầu do thám không phải là một vụ đầu tiên. Trong những năm gần đây, có ít nhất bốn lần khinh khí cầu Trung Quốc bị phát hiện bên trên các địa điểm quân sự nhạy cảm ở Hoa Kỳ.

Các tuyên bố được đưa ra một ngày sau bài diễn văn về tình trạng Liên bang của tổng thống Mỹ, trong đó ông Biden khẳng định Hoa Kỳ không gây xung đột, nhưng sẽ không để bị Bắc Kinh đe dọa.

Trung Quốc tố cáo Mỹ tiến hành chiến tranh thông tin

Các cáo buộc nói trên của Hoa Kỳ đã lập tức bị Bắc Kinh phủ nhận. Tại cuộc họp báo hàng ngày vào hôm nay, 09/02, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh đã nhắc lại lập luận của Bắc Kinh rằng chiếc khinh khí cầu không người lái trên bầu trời Mỹ chỉ một quả bóng nghiên cứu khí tượng dân sự, đã vô tình bay chệch hướng và Hoa Kỳ đã “phản ứng thái quá” khi bắn hạ phương tiện này.

Phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng những cáo buộc của Mỹ,“có thể là một phần trong cuộc chiến thông tin của Hoa Kỳ chống Trung Quốc.”(RFI)

 

Share.

Leave a Reply